Tìm kiếm tin tức
Đơn vị Thiết kế
Tiếp sức cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Nam Đông
Ngày cập nhật 24/06/2024

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội", các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện Nam Đông đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động, đưa hoạt động tín dụng chính sách là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của địa phương, đơn vị mình. Qua đó góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Bám sát Chỉ thị 40 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, hàng năm, huyện Nam Đông đều ưu tiên cân đối bố trí nguồn ngân sách địa phương uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay phát triển kinh tế xã hội. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho hoạt động tín dụng chính sách. Bên cạnh đó, địa phương cũng đã chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội làm tốt công tác tuyên truyền các chương trình tín dụng chính sách đến người dân; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nguồn vốn vay. 

Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt hơn 320 tỷ đồng, với 5.179 khách hàng vay đang vay vốn. Đến thăm mô hình trồng trọt, chăn nuôi kết hợp của gia đình anh Trần Văn Đợi, dân tộc Cơ Tu, thôn A Giai, xã Thượng Long, huyện Nam Đông, anh Đợi cho biết, ngoài 40 triệu đồng được Hội Nông dân huyện hỗ trợ, gia đình anh được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nam Đông cho vay 100 triệu đồng từ chương trình vay vốn giải quyết việc làm. Với lợi thế đất vườn rộng rãi, anh Đợi đầu tư trồng 1ha bưởi da xanh với hơn 90 gốc. Sau 6 năm trồng và chăm sóc theo đúng kỹ thuật, cây bưởi da xanh phát triển nhanh, đồng đều, kháng bệnh tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương. Từ đó, anh Đợi mạnh dạn mua thêm 3 con bò giống và hơn 100 con gà để nuôi lấy thịt. Ngoài ra, anh còn trồng thêm 2ha keo và cao su đang trong giai đoạn thu hoạch. Hiện nay, lợi nhuận trung bình từ mô hình nuôi trồng kết hợp đạt gần 100 triệu đồng/năm.

Ông Mai Văn Dũng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nam Đông cho biết "Chúng tôi thường xuyên chỉ đạo các tổ chức được uỷ thác vốn vay tăng cường rà soát nắm bắt đối tượng vay vốn và trên cơ sở khi giải ngân thì thường xuyên kiểm tra sử dụng vốn vay hiệu quả, đồng thời huy động các doanh nghiệp, cá nhân tăng cường gửi tiết kiệm để tăng nguồn chính sách xa hội". Ông Nguyễn Bình Minh, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nam Đông cũng cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu cho huyện tiếp tục quan tâm đến hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn và tổ chức tuyên truyền vận động tốt chính sách tín dụng, kiểm tra giám sát hiệu quả và tăng cường nguồn lực hỗ trợ cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách".

Ngân hàng CSXH huyện Nam Đông

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập 1.495.487
Lượt truy cập hiện tại 967