Tìm kiếm tin tức
Kiểm tra, giám sát công tác điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2024
False 361Ngày cập nhật 05/07/2024

Nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thực hiện chương trình Điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2024; kịp thời phát hiện, điều chỉnh sai sót trong quá trình thực hiện đồng thời đảm bảo thông tin thu thập chính xác, đúng theo Phương án, phương pháp điều tra, từ ngày 2-4/7/2024, Đoàn  kiểm tra, giám sát của Ban Dân tộc đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác điều tra, thu thập thông tin tại một số địa bàn ở các huyện A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc và thị xã Hương Trà.

 

Điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2024 tại Thừa Thiên Huế (Điều tra DTTS 2024) được thực hiện trên địa bàn 28 xã, trong đó có 24 xã thuộc khu vực khu vực DTTS (theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ), bao gồm: 14 xã khu vực III, 01 xã khu vực II và 09 xã khu vực I. Tổng địa bàn được chọn mẫu thu thập thông tin là 74 địa bàn, tổng số hộ được lập bảng kê điều tra ban đầu là 2.670 hộ đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Qua kiểm tra thực tế tại các hộ dân, các điều tra viên nắm khá vững địa bàn, thông thạo tiếng dân tộc nên giao tiếp và thu thập thông tin thực hiện thuận lợi, hiệu quả. Nhiều vấn đề có liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần và văn hóa của các dân tộc đã được làm rõ, đây là cơ sở để Đảng, Nhà nước có chính sách phù hợp trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như bảo tồn và phát huy văn hóa của các đồng bào dân tộc thiểu số. Các địa phương cũng đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến dưới nhiều hình thức: Băng rôn, khẩu hiệu, thư gửi già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, thư gửi hộ; file mp3 hỏi - đáp về cuộc điều tra,...

Bên cạnh những thuận lợi đã đạt được, công tác thu thập thông tin điều tra tại tỉnh Thừa Thiên Huế cũng gặp không ít khó khăn do địa bàn người dân tộc sinh sống sinh sống thường xa trung tâm, nằm rải rác trong các địa bàn (thôn, bản); nhiều hộ gia đình rất đông con, bố mẹ lớn tuổi nên không nhớ đầy đủ thông tin của các thành viên trong gia đình; một số hộ ở rẫy nhiều ngày không về hoặc ban ngày đi làm nương, rẫy nên điều tra viên phải đến điều tra vào sáng sớm hoặc buổi tối; Thời gian phỏng vấn hộ và hoàn thành phiếu bị kéo dài do phải nhờ già làng/trưởng thôn dẫn đường, khối lượng câu hỏi khá nhiều, phải phiên dịch nghĩa cho bà con dễ hiểu, dễ trả lời;  thiết bị di động của điều tra viên thuộc nhiều chủng loại, có cấu hình khác nhau, định vị GPS và kết nối internet không ổn định nên cũng gây khó khăn cho giám sát viên, điều tra viên thực hiện thu thập thông tin trên phần mềm cũng như ảnh hưởng đến quá trình đồng bộ dữ liệu điều tra Capi lên hệ thống.

Qua đợt kiểm tra, đoàn đánh giá cao công tác tổ chức, chỉ đạo, triển khai điều tra trên địa bàn huyện. Đồng thời nghị các điều tra viên tăng cường công tác thu thập thông tin tại các hộ dân, đảm bảo hoàn thành việc thu thập thông tin và đồng bộ dữ liệu theo đúng tiến độ đề ra./.

Một số hình ảnh ghi nhận được 

 

Thu Thảo (T)
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập 1.495.487
Lượt truy cập hiện tại 491