BÌNH ĐẲNG, ĐOÀN KẾT, TÔN TRỌNG VÀ GIÚP ĐỠ NHAU CÙNG PHÁT TRIỂN
Ngày cập nhật 07/05/2012

 Tuy tên gọi có khác nhau, nhưng qua các thời kỳ cách mạng, công tác Dân tộc và Miền núi luôn được Đảng, Nhà nước và Bác Hồ thường xuyên quan tâm và coi trọng; được các ngành, các cấp và các địa phương tập trung lãnh chỉ đạo. Nhờ đó, bộ máy chuyên trách làm công tác dân tộc và miền núi không ngừng được củng cố, tăng cường và ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đã tạo nên bề dày truyền thống lịch sử quý báu của ngành.

 Tỉnh Thừa Thiên Huế có hai huyện miền núi và 3 huyện, 1 thị xã có xã miền núi, với 46 xã miền núi; dân số trên 12 vạn người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số trên 57.000 người, gồm các dân tộc chính: Tà Ôi, Ka Tu, Pa Kô, Pa Hy, Vân Kiều và một số dân tộc khác cùng với bà con nguời Kinh đi xây dựng kinh tế mới cư trú ở phía Tây của tỉnh. Đồng bào các dân tộc giàu truyền thống yêu nước, đoàn kết, tương trợ, một lòng theo Đảng và Bác Hồ trong hai cuộc kháng chiến và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc thân yêu.

Trong công cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ vùng dân tộc, miền núi phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế là căn cứ địa cách mạng của tỉnh, là hành lang chiến lược của 2 miền Bắc Nam. Đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh tự nguyện mang họ Hồ, họ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, một lòng một dạ trung thành với Đảng với Bác Hồ kính yêu, anh dũng, kiên cường, bất khuất sẵn sàng hy sinh sức người, sức của cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.

Từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước (30/4/1975) đến nay, đồng bào các dân tộc Thừa Thiên Huế bắt tay vào thực hiện công cuộc định canh, định cư ổn định cuộc sống, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển về mọi mặt, rất đáng tự hào và ghi nhận.

Ghi nhận những nỗ lực cố gắng trên các mặt về thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh của cơ quan làm công tác dân tộc UBND tỉnh, UBDT, Chính phủ đã tặng nhiều bằng khen, cờ thi đua...nững thành tựu đó đã tác động và tạo ra nhiều thay đổi về kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Trải qua 66 năm lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, sự phối kết hợp của UBMT tổ quốc tỉnh, công tác dân tộc đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo được sự chuyển biến và mạnh mẽ trên nhiều mặt. Các chính sách Dân tộc của Đảng và Nhà nước được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, đem lại nhiều thay đổi cho bộ mặt nông thôn vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi. Cơ sở vật chất kỹ thuật được quan tâm đầu tư xây dựng; tập quán và phương thức canh tác có nhiều tiến bộ; Cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch đúng hướng, nền kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa; Công tác đào tạo nghề cho thanh niên người dân tộc thiểu số được quan tâm. Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi ngày càng được cải thiện; Văn hoá xã hội không ngừng phát triển, bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc luôn đươc khai thác và phát huy; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường; an ninh quốc phòng được giữ vững; hệ thống chính trị thường xuyên được củng cố; đồng bào các dân tộc trong tỉnh phấn khởi tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đồng bào các dân tộc thiểu số cả nước nói chung, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng luôn đặt niềm tin vào Đảng, Nhà nước, với quyết tâm vượt qua những khó khăn, thách thức, phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo “bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển”, đẩy nhanh tốc độ xoá đói, giảm nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, sức khoẻ, nâng cao dân trí, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng an ninh, giảm dần sự cách biệt giữa các vùng và sự phân hoá giàu nghèo.

Việc thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc là một bộ phận quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng và của Nhà nước ta. Đây cũng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị.

Việc thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc là một bộ phận quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng và của Nhà nước ta. Đây cũng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị. 65 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đội ngũ làm công tác dân tộc không ngừng phấn đấu, trưởng thành, phát triển và đã hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ của tỉnh đề ra. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc tỉnh ta ngày càng phát triển. Đứng trước nhiệm vụ nặng nề của thời kỳ mới có nhiều thời cơ và thách thức mới, đòi hỏi chúng ta tập trung sức phấn đấu vựơt qua thử thách vươn tới dành được những thành tựu rực rỡ hơn nữa, góp phần làm cho các dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh ngày càng bình đẳng, đoàn kết, thực hiện thắng lợi mục tiêu chung là xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, xã hội công bằng,  văn minh”./.

Nguyễn Thị Sửu

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

 

Ảnh: Tâm Hành, Văn Ngọc

Các tin khác
Attempted to divide by zero.