NIỀM PHẤN KHỞI CỦA NGƯỜI DÂN HƯỞNG CHÍNH SÁCH ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ THEO QUYẾT ĐỊNH 33/2007/QĐ-TTg VÀ QUYẾT ĐỊNH 1342/QĐ-TTg CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Ngày cập nhật 20/07/2012

     Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư (ĐCĐC) cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg, ngày 05/3/2007 và Quyết định 1342/QĐ-TTg, ngày 25/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ vô cùng có ý nghĩa đối với người trong cuộc. Vì đã làm thay đổi nhận thức về lối di cư tự do – tập quán truyền thống – của người ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

    Trên toàn quốc, chính sách ĐCĐC chính thức được khởi động từ năm 2009 với tổng vốn là 1.441.456 triệu đồng (nguồn vốn trung ương cấp 1.253.000 triệu đồng; nguồn lồng ghép của địa phương 188.456 triệu đồng) đã đầu tư vào 218 điểm ĐCĐC (176 điểm tập trung; 42 điểm xen ghép) và đã hoàn thành ĐCĐC cho 9.827 hộ (đã thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) 3.357 hộ). Đến nay, các địa phương đã giải ngân được 93% số vốn đã cấp 1].

     Riêng tỉnh Thừa Thiên Huế, với tổng vốn 42.884 triệu đồng (nguồn vốn trung ương là 30.500 triệu; vốn lồng ghép của địa phương là 12.384 triệu đồng) đã đầu tư vào 8/10 điểm ĐCĐC tập trung và đã hoàn thành ĐCĐC cho 131 hộ (100% hộ đã được cấp GCNQSDĐ). Trong số điểm ĐCĐC được đầu tư thì có 02 điểm ĐCĐC cơ bản hoàn thành. Đó là điểm ĐCĐC thôn Ta Rình, xã Thượng Nhật và thôn Ta Rị, xã Hương Hữu của huyện Nam Đông với tổng vốn đầu tư là 17.440 triệu đồng. Bên cạnh hỗ trợ xây dựng hạ tầng (đường giao thông, công trình điện sinh hoạt, nước sinh hoạt), 80 hộ dân ĐCĐC của hai thôn trên còn được hỗ trợ trực tiếp cho việc di dãn, san gạt nền nhà và làm nhà ở. Sau khi chuyển đến ĐCĐC, người dân đã nhanh chóng bắt tay vào phát triển vườn, rừng, cải thiện đất sản xuất qua hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật và tận dụng tối đa diện tích đất hiện có của gia đình để phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới. Điểm ĐCĐC Khe Bùn, xã A Ngo của huyện A Lưới cũng đang trên đà hoàn thành sau khi được đầu tư 16.398/42.830 triệu đồng và điều đáng nói là 100% hộ dân thuộc diện đã đến ĐCĐC (51/51 hộ) để chủ động ổn định cuộc sống. Các điểm ĐCĐC tập trung còn lại và 4 điểm ĐCĐC xen ghép 2] chưa thể hoàn thành hoặc chưa thực hiện do thiếu vốn. Đối chiếu với tổng nhu cầu vốn thì chỉ đạt 21,4% (30.500/142.603 triệu đồng).

     Năm 2012 là năm kết thúc giai đoạn của chính sách ĐCĐC theo Quyết định. Tuy nhiên, kết quả đầu tư đến nay, trên toàn quốc, chỉ đạt 46% kế hoạch vốn  (1.253.000/2.717.046 triệu đồng), có 9,17% dự án hoàn thành trong 218/297 điểm ĐCĐC đã đầu tư và có 33,1% hộ/32,92% khẩu hoàn thành ĐCĐC (9.827/29.718 hộ và 46.187/140.313 khẩu)3]. Việc không đáp ứng kinh phí đối với chính sách ĐCĐC là khó khăn chung của cả nước trước biến động của tài chính toàn cầu. Từ năm 2011, thực hiện Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP của Chính phủ về “Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”, các tỉnh thành đã soát xét lại toàn bộ công trình, dự án trên địa bàn để cân nhắc, lưạ chọn tính ưu tiên, cấp thiết trong đầu tư và huy động vốn.

     Đảng, Nhà nước ta nhận thấy tình hình di cư và nhu cầu ổn định ĐCĐC của một bộ phận dân tộc thiểu số trên mọi miền đất nước nên đã định hướng tiếp tục thực hiện chính sách này cho đến năm 2015 trên cơ sở đánh giá kết quả qua 5 năm. Và, giao cho Ủy ban dân tộc làm cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp để tham mưu Chính phủ phê duyệt, ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 1342/QĐ-TTg hoàn thành cuối năm 2012.

     Thông tin kéo dài chính sách ĐCĐC đã tạo niềm phấn chấn đối với các tỉnh thành, với người làm công tác dân tộc và đặc biệt, là với người dân đang trong tình trạng muốn ĐCĐC. Thật khó có thể lột tả vẻ mặt rạng ngời hy vọng của những người dân vùng dự án ĐCĐC Thừa Thiên Huế!

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT - Giàng Seo Phử - phát biểu khai mạc Hội nghị sơ kết QĐ33 và QĐ 1342 của TTCP 

 Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT - Giàng Seo Phử - Phát biểu khai mạc Hội nghị sơ kết QĐ33 và QĐ 1342 của TTCP


     [1] Theo số liệu Báo cáo của UBDT tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện “Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện ổn định đinh canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số” vào ngày 29/6/2012 tổ chức ở Sa Pa, Lào Cai. Có sự chủ trì và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ - Nguyễn Xuân Phúc.
     [2] Toàn tỉnh có 10 điểm ĐCĐC tập trung: Huyện Nam Đông có 3 điểm (Tà Rình, Thượng Nhật; Tà Rị, Hương Hữu; A Ki, Thượng Long); A Lưới có 6 điểm (Khe Bùn, A Ngo; Tam Lanh, Hương Lâm; LaTưng, A Đớt; Cu Mực – Căn Hoa, Hồng Hạ; Ta Ay, Hồng Trung; thôn 5, 6, Hồng Thủy); Phong Điền có 1 điểm (Bản Hạ Long, Phong Mỹ) và có 4 điểm ĐCĐC xen ghép (A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Hương Trà).
      [3] Nguồn số liệu như ở (1).
Nguyễn Thị Sửu - TUV, Trưởng ban Dân tộc tỉnh
Các tin khác
Attempted to divide by zero.