Tìm kiếm tin tức
KHỞI NGHIỆP CHO THANH NIÊN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NHỮNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TÊ BỀN VỮNG
False 22241Ngày cập nhật 29/05/2018
Đ/c Lê Văn Cường - Phó Trưởng ban khai mạc Hội nghị

Từ kết quả điều tra những mô hình phát triển kinh tế bền vững năm 2017. Ban Dân tộc phối hợp với UBND huyện A Lưới và Nam Đông tổ chức Hội nghị nhân rộng mô hình phát triển kinh tế bền vững làm tiền đề khởi nghiệp cho thanh niên dân tộc thiểu số. Tại hội nghị có sự tham gia của hộ gia đình có mô hình phát triển kinh tế bền vững và thanh niên dân tộc thiểu số mong muốn được lập thân, lập nghiệp cùng với đó là các chuyên gia khởi nghiệp để cùng chia sẻ trao đổi kinh nghiệm trong công tác khởi nghiệp và sản xuất tại địa phương.

Trong nhiều năm qua được sự quan quan của Đảng và nhà nước, con em dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn được hưởng các chính sách ưu đãi về giáo dục như được cử đi học cử tuyển, được miễn, giảm học phí, sách giáo khoa và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật, nhờ đó đội ngũ cán bộ xã là thanh niên đã qua đào tạo ngày càng nhiều góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của các thôn bản vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều em sau khi tốt nghiệp ra trường vẫn chưa có việc làm hoặc những thanh niên sau khi tốt nghiệp cấp 3 lại không đi vào con đường học vấn mà đi vào lao động cùng với bố mẹ hoặc đi làm ăn xa.

Phần đông thanh niên dân tộc thiểu số lại hạn chế về tiếp cận thông tin thị trường, trình độ chuyên môn có phần hạn chế, điều kiện tiếp xúc với khoa học - công nghệ không nhiều, cùng với đó lại được sinh ra ở vùng khó khăn điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt… bên cạnh đó, việc tiếp cận các nguồn vay từ ngân hàng chính sách có phần hạn chế mặt dù được Đảng và nhà nước quan tâm. Nhiều thanh niên được đã được đào tạo nghề, nhưng nghề học lại không gắn với nhu cầu kinh tế - xã hội địa phương dẫn đến có nghề mà thành thất nghiệp hoặc được đào tạo nghề nhưng khi được đi lao động một thời gian thì bỏ nghề không tiếp tục lao động nữa bởi khi đến thành phố lại gặp khó khăn do hạn chế về trình độ, kỹ thuật, kỹ năng, khả năng tiếp thu nắm bắt, chất lượng công việc cũng như lương bổng phải sống xa nhà, nguồn thu nhập chỉ đủ để phục vụ nhu cầu cá nhân không đủ để nuôi sống cả nhà. Ngoài ra phong tục tập quán; gia đình, làng xóm còn nặng nề, việc “ly hương lập nghiệp” là một điều rất khó đối với thanh niên dân tộc thiểu số.

Với những thực trạng như trên Ban Dân tộc đã mời các chuyên gia đến từ các sở, ngành như: Sở Lao động Thương binh và Xã hôi tỉnh, Giám đốc công ty Coplus, và Hội doanh nhân trẻ tỉnh Thừa Thiên Huế tại Hội nghị được các anh chị trao đổi chia sẻ với Thanh niên dân tộc thiêu số về những việc mình đã làm được, những ý tưởng đã được đúc rút và tạo nên những thương hiệu của riêng mình. Đặc biệt, là tiếp lửa để các thanh niên mạnh dạn trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm và thảo luận những trăn trở bấy lâu nay mà thanh niên đang ấp ủ hoặc chưa có điều kiện để thực hiện, cùng với đó là những chia sẻ kinh nghiệm phát triển sản xuất tại địa phương về chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, nuôi bò thâm canh năng suất cao, mô hình trồng rừng kinh tế, … đại biểu cũng đã được tham quan một số mô hình sản xuất hiệu quả tại huyện A Lưới.

Với các chuyên gia đề cập đến những sản phẩm truyền thống đặc sản vùng miền và những lợi thế mà các vùng khác không có như nghề truyền thống: đan lát, dệt thổ cẩm và một số đặc sản khác, một số tổ chức cá nhân đã tận dụng lợi thế này để phát triển thương hiệu về giá trị mà các sản phẩm truyền thống mang lại. Đề cập đến cơ chế chính sách được nhà nước quan tâm tạo điều kiện về học nghề và thực hiện các chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động như: Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tiền ăn trong thời gian đào tạo, chi phí đi lại…;

Để việc làm đối với thanh thanh niên dân tộc thiểu số ngày càng khả quan và sáng hơn, không ai khác là bản thân thanh niên phải tự nỗ lực, tìm tòi, học hỏi là chính còn các chính sách là động lực, là nguồn lực, là phương tiện để thanh niên thực hiện, cùng với đó là sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các ngành chuyên môn, sự chung tay vì sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, với phương châm, thanh niên có việc làm, có thu nhập, làng bản có niền vui và mang đến sự yên bình và ổn định về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói chung và huyện Nam Đông, A Lưới nói riêng góp phần làm giảm chênh lệch giàu nghèo giữa vùng đồng bằng và vùng miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua đánh giá ban đầu, các đại biểu là thanh niên người dân tộc thiểu số đã cơ bản nhận thức được bản thân mình có thể khởi nghiệp, đi lên bằng chính kiến thức, sự hiểu biết, sự cố gắng sẽ đạt được kết quả tốt đẹp hơn./.

                                                                                          Hồ Văn Ba

                                                                                               CV Phòng Chính sách Dân tộc

Một số hình ảnh về tổ chức Hội nghị

và tổ chức tham tại huyện A Lưới

    

        

Hồ Văn Ba - CSDT
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập 1.477.072
Lượt truy cập hiện tại 707