Tìm kiếm tin tức
BAN DÂN TỘC TỈNH TỔ CHỨC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG HAI MÔ HÌNH ĐỂ HỖ TRỢ ÁP DỤNG GIẢI PHÁP THAY ĐỔI TẬP QUÁN TIÊU DÙNG CỦA ĐỒNG BÀO DTTS TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
False 22576Ngày cập nhật 18/09/2018

Căn cứ vào các nội dung nghiên cứu của đề tài khoa học cấp năm 2017 “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thay đổi tập quán tiêu dùng của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm góp phần thoát nghèo bền vững”; Kế hoạch số 28/KH-BDT ngày 5 tháng 9 năm 2018 của Ban Dân tộc tỉnh về Phát hiện và lựa chọn mô hình để hỗ trợ áp dụng giải pháp thay đổi tập quán tiêu dùng của đồng bào DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế; Từ ngày 13/9/2018 – 14/9/2018, Ban Dân tộc tổ chức cuộc họp thông báo và triển khai xây dựng 02 mô hình để hỗ trợ áp dụng giải pháp thay đổi tập quán tiêu dùng của đồng bào tại Thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông và thôn A Hưa, xã Nhâm, huyện A Lưới. 

Về phía đại diện Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh gồm có đồng chí Lê Văn Cường, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Chủ nhiệm đề tài và các đồng chí là cán bộ của Ban Dân tộc cũng là các thành viên thực hiện đề tài.

Về phía đại diện 02 mô hình tại Thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông và thôn A Hưa, xã Nhâm, huyện A Lưới gồm mỗi mô hình có tổng 50 người dân trong thôn được lựa chọn để thực hiện mô hình điểm của đề tài.

Qua quá trình điều tra, khảo sát và thực hiện đề tài, đây là hai điểm đại diện cho đặc trưng của hai dân tộc Tà Ôi và Cơ Tu. Nơi đây bà con đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều điểm sáng, nhiều cách làm mới nhằm xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu hiệu quả. Điển hình như các mô hình nuôi bò, nuôi dê, nuôi lợn, du lịch văn hóa dân tộc,…. đã phần nào có nhiều chiều hướng tiếp cận được những thông tin, tiến bộ khoa học bên ngoài vào thực tế đời sống của bà con. Dễ áp dụng về việc thay đổi tập quán tiêu dùng của gia đình thông qua cẩm nang của đề tài khoa học để áp dụng thực hiện.

Tại buổi làm việc, đồng chí Lê Văn Cường, Phó Trưởng Ban Dân tộc, Chủ nhiệm đề tài đã thông báo một số nội dung về thực trạng tiêu dùng của người dân, đồng thời qua đó đề xuất một số giải pháp và giới thiệu cuốn “Cẩm nang quy định về việc cưới xin, làm nhà, tang ma, lễ hội cho cộng đồng” ở tại mô hình điểm đó thực hiện nhằm thay đổi những tập quán tiêu dùng hằng ngày của người dân, từ đó xóa nghèo bền vững và vươn lên làm giàu.

Trên cơ sở các mô hình, gương điển hình tiên tiến đã phát hiện và lựa chọn, sẽ tiến hành đăng ký xây dựng trong giai đoạn từ 3 tháng đến 6 tháng. Vì vậy, Ban Chủ nhiệm Đề tài, các đơn vị tại địa phương sẽ tiến hành tổ chức đánh giá, tổng kết kế hoạch Phát hiện và lựa chọn hai mô hình để hỗ trợ áp dụng giải pháp thay đổi tập quán tiêu dùng của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế ở cơ sở. Qua đó lựa chọn, suy tôn và nhân rộng  các điển hình tiêu biểu nhằm góp phần thoát nghèo bền vững cho đồng bào vùng DTTS.

Có thể khẳng định rằng, cuộc triển khai xây dựng 02 mô hình để hỗ trợ áp dụng giải pháp thay đổi tập quán tiêu dùng của đồng bào tại Thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông và thôn A Hưa, xã Nhâm, huyện A Lưới đã thành công tốt đẹp, có ý nghĩa vô cùng thiết thực. Qua đó, đã kịp thời động viên, khích lệ người dân vùng đồng bào DTTS một phần nào nhận thức được tầm quan trọng trong việc chi tiêu hợp lý của gia đình nhằm góp phần thoát nghèo bền vững, đã thể hiện được tình cảm và ưu ái dành cho người dân vùng DTTS và đặc biệt đó là sự thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối vùng đồng bào DTTS./.

                                                   Nguyễn Thị Nhung - Phó phòng Tuyên truyền và Địa bàn

          Sau đây là một số hình ảnh tại cuộc triển khai mô hình:

 

 

Nguyễn Thị Nhung - Phó phòng TT&ĐB Ban
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập 1.468.998
Lượt truy cập hiện tại 2.920