Tìm kiếm tin tức
MỘT SỐ NỘI DUNG CỬ TRI CẦN NẮM ĐỂ THỰC HIỆN QUYỀN BẦU CỬ LỰA CHỌN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂNCÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
False 29233Ngày cập nhật 11/05/2021

Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước.

Bầu cử là một thể chế dân chủ đã có từ lâu. Nhà nước ta là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhân dân tổ chức ra Nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử, Nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, để bầu chọn được đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đủ đức, đủ tài thì trước tiên cử tri phải xác định nhiệm vụ bầu cử là một sự kiện chính trị quan trọng và phải xem cuộc bầu cử thật sự là ngày hội của toàn dân.

Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra vào ngày 23/5/2021 (Chủ nhật), trước sự kiện chính trị quan trọng này, cử tri cả nước phải tích cực thể hiện quyền công dân của mình thông qua việc đi bỏ phiếu để lựa chọn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đại diện cho mình.

Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên tính đến ngày bầu cử (23/5/2021). Tức là, có ngày sinh từ ngày 23/5/2003 trở về trước thì được xác định là đủ tuổi để được ghi vào danh sách cử tri để bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.Trừ trường hợp những người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo. Người mất năng lực hành vi dân sự.

Cử tri căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân để lựa chọn đại biểu đại diện cho mình. Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được lựa chọn phải đáp ứng tiêu chuẩn:

Thứ nhất,có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

Thứ hai, trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;

Thứ ba, có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

Thứ tư, có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội;

Thứ năm, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm;

Thứ sáu, có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội (đối với đại biểu Quốc hội).

Ngoài những tiêu chuẩn nêu trên, cử tri lựa chọn đại biểu của mình thông qua cuộc vận động bầu cử của người ứng cử. Đó là hoạt động người ứng cử gặp gỡ, tiếp xúc cử tri hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng để người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nhằm thực hiện trách nhiệm đại biểu nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và trao đổi những vấn đề mà cử tri quan tâm; tạo điều kiện để cử tri tiếp xúc với người ứng cử, hiểu rõ hơn người ứng cử; trên cơ sở đó cân nhắc, lựa chọn, bầu những người đủ tiêu chuẩn làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử gồm:

Thứ nhất, lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác.

Thứ hai, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử.

Thứ ba, lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình.

Thứ tư, sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.

Khi cử tri thực hiện đúng quy định về công tác bầu cử, lựa chọn được những đại biểu đủ đức, đủ tài thì khí đó đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp mới thực sự là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân./.

Một số hình ảnh liên quan đến công tác bầu cử:

Hồ Thị Tùy (T)
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập 1.473.144
Lượt truy cập hiện tại 1.239