Tìm kiếm tin tức
Tín dụng chính sách giúp người dân đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông phát triển các mô hình trồng trọt
Ngày cập nhật 27/03/2024

Không ngừng đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến với dân, thời gian qua, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đồng hành, giúp nhiều hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nhà có vốn để xây dựng thành công mô hình trồng trọt cho hiệu quả kinh tế cao.

Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh TT- Huế với chủ yếu là 2 dân tộc sinh sống: Kinh và Cơtu. Là địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, khí hậu khắc nghiệt, giá cả một số mặt hàng nông sản không ổn định làm cho hoạt động sản xuất của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nam Đông là một trong những công cụ chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với dân đồng bào dân tộc thiểu số; góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế tại địa phương.

Nhiều mô hình kinh tế đã trở thành thế mạnh của địa phương có vay vốn từ Ngân hàng CSXH. Một trong các mô hình trên được Cục sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học Công nghệ cấp giấy chứng nhận “Nhãn hiệu tập thể” đó là Cam Nam Đông, hay mô hình trồng quế mà UBND huyện đang triển. Để thực hiện các mô hình trên trên, hàng năm nguồn ngân sách địa phương chuyển sang phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Nam Đông để ưu tiên cho vay (Chỉ thị số 40 – CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội) đầu tư và chăm sóc cây cam, quế. Đến nay, nguồn vốn để thực hiện đề án trên là 6.250 triệu đồng và hiện có hơn 50 hộ đã vay để thực hiện mô hình.

Đến thăm mô hình trồng cam của gia đình ông Trương Phước (xã Hương Xuân, huyện Nam Đông), ông Phước cho biết, gia đình ông được Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Nam Đông giải quyết cho vay 50 triệu đồng từ chương trình vay giải quyết việc làm. Với số tiền trên, ông Phước đã đầu tư trồng cam trên diện tích gần 02 ha.  Qua 3 năm trồng và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, diện tích cam phát triển nhanh, đồng đều, kháng bệnh tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương. Hiện nay, mỗi năm lợi nhuận thu được khoảng 200 triệu đồng/01ha cam.

Mô hình trồng Cam tại xã Hương Phú, huyện Nam Đông.

Đến ngày 20/03/2024, NHCSXH huyện Nam Đông đang quản lý 16 chương trình tín dụng chính sách xã hội theo chỉ định của Chính phủ, tổng dư nợ đạt 311.871 triệu đồng, với hơn 8.200 món vay của hơn 5.200 khách hàng đang còn dư nợ. Trong đó, gần 2.500 khách hàng là hộ dân tộc thiểu số đang thụ hưởng hầu hết các chương trình tín dụng tại NHCSXH, với tổng dư nợ 154.225 triệu đồng, chiếm 49,4%/tổng dư nợ của NHCSXH, dư nợ bình quân một hộ dân tộc thiểu số đạt 61,6 triệu đồng/hộ.

Đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận nguồn vốn của Chính phủ để thực tập làm ăn, tạo việc làm, từng bước nâng cao trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh cũng như trình độ quản lý vốn để dần vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương mình, góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, miền núi... Đặc biệt, thông qua sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội đã tác động đến nhận thức, giúp đồng bào dân tộc thiểu số tự tin, tăng dần vị thế trong xã hội. Chất lượng tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần bảo toàn nguồn vốn cho vay.

Trong thời gian tới NHCSXH huyện Nam Đông tiếp tục cùng cấp ủy, chính quyền tại địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền tín dụng chính sách xã hội đến với người dân để thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tranh thủ nguồn vốn của cấp trên đồng thời đôn đốc thu hồi vốn để cho vay lại đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn, cùng toàn huyện giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Ngân hàng CSXH huyện Nam Đông

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập 1.477.072
Lượt truy cập hiện tại 1.695