Tìm kiếm tin tức
Đơn vị Thiết kế
HỘI THẢO KHOA HỌC “THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU QUẢN TRỊ HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA KHU VỰC MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN”
Ngày cập nhật 17/03/2017

Nằm trong khuôn khổ đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân tộc thiểu sô và chính sách dân tộc”, sáng ngày 15 tháng 03 năm 2017, Học viện Dân tộc, Ủy ban Dân tộc phối hợp Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo Khoa học “Thực trạng và nhu cầu quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu về DTTS và CSDT của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên”. Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học đến từ HỌc viện Dân tộc, Học viện hành chính quốc gia, Học viện hành chính khu vực miền Trung, Học viện Quản lý giáo dục, cùng đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phát biểu báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, PGS.TS Bế Trung Anh, Phó Giám đốc Học viện Dân tộc, đã nêu mục tiêu của hội thảo nhằm xác định về tầm quan trọng về hệ thống hóa, làm rõ những cơ sở lý luận liên quan đến xây dựng Hệ thống CSDL quốc gia về DTTS và CSDT. Đánh giá đúng thực trạng, tình hình các cơ sở dữ liệu của các tổ chức trong nước và hệ thống hóa, làm rõ những cơ sở lý luận liên quan đến xây dựng Hệ thống CSDL quốc gia về DTTS và CSDT. Đánh giá đúng thực trạng, tình hình các cơ sở dữ liệu của các tổ chức trong nước và khảo sát thực trạng nhu cầu, khả năng sử dụng CSDL để phục vụ QLNN về công tác dân tộc. Rút ra bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng Hệ thống CSDL quốc gia về DTTS và CSDT.

Hội thảo tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

1) Làm rõ các cơ sở lý luận có liên quan về dữ liệu, cơ sở dữ liệu, thông tin, hệ thống thông tin, hệ thống thông tin địa lý, CSDL về DTTS và CSDT;

2) Hệ thống hoá các lý thuyết xây dựng Hệ thống CSDL về DTTS và CSDT;

3) Hệ thống các CSDL, chỉ ra những số liệu quan trọng trong phục vụ hoạt động quản lý, đặc biệt là quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Ứng dụng công nghệ thông tin, dựa trên nền tảng Internet, việc số hóa các CSDL của các tổ chức, Bộ ngành, địa phương. Đánh giá các dạng CSDL ở các định dạng khác nhau.

4) Xác định các công nghệ xây dựng CSDL ở Việt Nam về kiến trúc của CSDL và các giải pháp công nghệ, kỹ thuật. Từ đó có các phân tích, đánh giá về các phương pháp, kỹ thuật và giải pháp công nghệ mà các tổ chức dùng để xây dựng CSDL với các nét đặc trưng cần lưu ý cho xây dựng Hệ thống CSDL quốc gia về DTTS và CSDT;

5) Thu thập dữ liệu, thông tin từ các cơ quan quản lý, nhà khoa học và người dân liên quan đến CSDL về DTTS và CSDT;

          6) Đánh giá nhanh thực trạng nhu cầu sử dụng CSDL vào hoạt động QLNN về công tác dân tộc, từ đó xây dựng định hướng nội dung hệ thống CSDL và cách thức đào tạo sử dụng Hệ thống CSDL về DTTS và CSDT phục vụ QLNN về công tác dân tộc bằng công nghệ mới, cập nhật và độ tin cậy cao.

          Sau khi nghe 6 tham luận được trình bày tại Hội thảo, các đại biểu của các sở, ngành cũng đã tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến và đây sẽ là những cơ sở để tổ chức các hội thảo tiếp theo./.

ThS. Nguyễn Đình Quý, Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung trình bày tham luận

Toàn cảnh Hội thảo

 

Phương Ngọc
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập 1.487.449
Lượt truy cập hiện tại 5.120