Tìm kiếm tin tức
ĐỊNH HƯỚNG TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH TRONG THỜI GIAN TIẾP THEO SAU NHỮNG NGÀY TỔNG KIỂM TRA, KHẢO SÁT TẬN CƠ SỞ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
Ngày cập nhật 25/08/2016

Thực hiện vai trò của một cơ quan, quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, từ sau khi thành lập (Quyết định số 3292/QĐ-UBND ngày 22/9/2004 của UBND tỉnh), Ban Dân tộc đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn các cơ sở triển khai, thực hiện các chương trình, chính sách, dự án dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Xác định rõ công tác dân tộc là một trong những lĩnh vực nhảy cảm, muốn thực hiện tốt chính sách dân tộc thì phải gần dân, sát cơ sở, lắng nghe, tiếp thu những ý kiến của cơ sở để có hướng giải quyết, đề xuất kịp thời. Sát dân, gần dân còn để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Nhiệm vụ đặt ra là cần phải tìm ra được những sách lược đột phá để giúp đời sống đồng bào DTTS vẫn được đảm bảo, thu nhập bình quân ngày càng tăng, kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Để thực hiện được việc đó, ngày 25/7/2016-11/8/2016, Ban Dân tộc đã tổ chức một đợt tổng kiểm tra các chương trình, chính sách được đầu tư tại các địa phương vùng đồng bào DTTS trong thời gian qua. Đồng thời, nắm tâm tư, nguyện vọng của người dân và định hướng của các địa phương về phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tiếp theo. Đoàn kiểm tra của Ban đã chia thành 02 nhóm, nhóm 01 do đồng chí Nguyễn Thị Sửu, Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng nhóm; nhóm 02 do đồng chí Lê Văn Cường, Phó Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng nhóm. Mục tiêu của đợt kiểm tra là phải nắm sâu, nắm rõ một số nội dung như: Một là: Để nắm rõ và sâu hơn trách nhiệm của các cấp cơ sở (cấp huyện, xã) trong công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai, thực hiện các chương trình chính sách dành cho đồng bào DTTS. Đặc biệt, chính sách dành cho hộ nghèo và hộ cận nghèo. Hai là: Nắm tiến độ triển khai, thực hiện chính sách để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn để có hướng chỉ đạo trong thời gian tiếp theo. Ba là: Lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của người dân và cơ sở; tiếp thu những kiến nghị, đề xuất về định hướng cần được đầu tư trong thời gian tới để hướng đến thoát nghèo bền vững. Bốn là: Đẩy mạnh hơn nữa niềm tin của đồng bào đối với chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Năm là: Nắm rõ kế hoạch, tiến trình và giải pháp giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều.

Chuyến đi cơ sở đã diễn ra theo đúng kế hoạch và Ban đã có những nhìn nhận sâu sát và tổng thể về cơ sở vùng đồng bào DTTS; Những bật cấp trong công tác triển khai, thực hiện chính sách, công tác quản lý, chỉ đạo, việc sử dụng nguồn vốn... thể hiện khá rõ. Đặc biệt, những khó khăn hiện tại và dự báo sẽ kéo dài trong tương lai nếu như không có sự đầu tư nguồn lực đủ mạnh, đó là khó khăn trong công tác giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều, giải quyết việc làm cho các sinh viên đã ra trường, giải quyết đất đai, nước sinh hoạt, nhà vệ sinh một...; những khó khăn mà các cơ sở đang gặp phải hoặc không thể giải quyết nếu như thiếu sự đồng hành, quan tâm của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương và sẽ để lại những hệ lụy khó lường nếu không có sự đầu từ các chương trình chính sách cho giai đoạn tiếp theo. Về định hướng phát triển kinh tế trong giai đoạn tiếp theo, các cơ sở đã mạnh dạn kiến nghị, đề xuất cần phải tiếp tục đầu tư các chương trình, chính sách hiện hành và phân bổ kinh phí đúng, đủ định mức quy định đối với các chính sách mục tiêu và có mục tiêu như Chương trình 135, quyết định 33,... hoặc ban hành một số chính sách đặc thù dành cho từng vùng miền dân tộc thiểu số một cách phù hợp, thiết thực để giải quyết căn cơ về hạ tầng, đất đai (đất ở, đất sản xuất), đời sống tinh thần,...; thẩm định và giải quyết địa giới hành chính tại một số xã đang có tranh chấp,...

Sau mỗi lượt kiểm tra cơ sở, biên bản kiểm tra được hình thành, có xác nhận của đại diện lãnh đạo hai bên; đồng thời, trưởng đoàn, trưởng nhóm kiểm tra đã kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo địa phương sớm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đã được chỉ ra. Bên cạnh đó, tiếp thu và hứa sẽ nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, đầu tư, hỗ trợ các chương trình chính sách đặc thù phù hợp với từng địa bàn cụ thể. Đề nghị cơ sở kịp thời trao đổi những thông tin cần thiết về Ban nhằm gắn kết hơn nữa mối quan hệ giữa cơ quan thường trực và cơ sở nhằm  thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cơ sở, địa phương và cùng hướng đến thoát nghèo bền vững./.

Một vài hình ảnh trong đợt khảo sát

Hồ Thị Tuỳ - CSDT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập 1.487.449
Lượt truy cập hiện tại 5.422