Tìm kiếm tin tức
HỘI THẢO KHOA HỌC XU HƯỚNG XUNG ĐỘT DÂN TỘC/TỘC NGƯỜI TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI TỪ 1990 ĐẾN NAY QUA CÁC NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM
Ngày cập nhật 24/07/2017
PGS.TS Phạm Bích San, Chủ nhiệm Đề tài

Nằm trong khuôn khổ Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030”; Với Đề tài “Hệ thống hóa, phân tích các nghiên cứu về xung đột dân tộc trong khu vực và trên thế giới từ năm 1990 đến nay” do PGS.TS Phạm Bích San làm chủ nhiệm Đề tài, sáng ngày 21 tháng 7 năm 2017, Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo “Xu hướng xung đột dân tộc/tộc người trong khu vực và trên thế giới từ 1990 đến nay qua các nghiên cứu và các gợi ý chính sách cho Việt Nam”.

Hội thảo đã quy tụ được các nhà khoa học từ Trung ương đến địa phương như: PGS.TS Phạm Bích San (Chủ nhiệm Đề tài), Th.S Nguyễn Văn Thục (Thư ký Đề tài), PGS. TS Nguyễn Văn Mạnh, PGS. TS Nguyễn  Xuân Hồng, PGS.TS Hoàng Tất Thắng đến từ Đại học Khoa học, Th.S Trần Nguyễn Khánh Phong (Hội viên Hội nghiên cứu Lịch sử); phía Ban Dân tộc có TS. Nguyễn Thị Sửu (Trưởng Ban), Th.S Lê Văn Minh (Trưởng phòng Chính sách Dân tộc) cùng các đồng chí Lãnh đạo Ban, Lãnh đạo các phòng chuyên môn và đại diện các sở, ngành, địa phương vùng đồng bào DTTS đến tham dự và có những bài tham luận, phát biểu thảo luận có ý nghĩa.

          Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, PGS.TS Phạm Bích San đã nêu mục tiêu tổng quan của Đề tài đó là: Hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu về xung đột dân tộc trong khu vực trên thế giới từ năm 1990 đến nay; Phân tích, đánh giá nguyên nhân, diễn biến, xu hướng, giải pháp quản lý và giải quyết vấn đề xung đột dân tộc/tộc người; Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các khuyến nghị chính sách dân tộc phù hợp cho Việt Nam. Từ đó, các mục tiêu cụ thể mà Đề tài hướng đến đó là: 1Hệ thống hóa, lựa chọn, đề xuất khung nghiên cứu về xung đột dân tộc/tộc người trong khu vực và trên thế giới; 2Hệ thống hóa, phân loại, rà soát, đánh giá về các lý thuyết nghiên cứu xung đột dân tộc/tộc người và các kết quả nghiên cứu đã được công bố công khai trong nước và quốc tế về xung đột dân tộc/tộc người trong khu vực và trên thế giới từ năm 1990 đến nay; 3Hệ thống hóa, phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động tới xung đột dân tộc/tộc người trong khu vực và trên thế giới từ năm 1990 đến nay thông qua các nghiên cứu trong nước và quốc tế đã công bố; 4Rà soát, hệ thống hóa, phân tích các đề xuất, giải pháp quản lý và giải quyết vấn đề xung đột dân tộc/tộc người trong khu vực và trên thế giới từ năm 1990 đến nay của các nghiên cứu trong nước và quốc tế có liên quan; 5Lựa chọn, rút ra các bài học kinh nghiệm phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam và đề xuất, khuyến nghị các chính sách quản lý xung đột dân tộc/tộc người cho Việt Nam dựa trên các nghiên cứu về xung đột tộc người trong khu vực và trên thế giới từ năm 1990 đến nay. Đồng thời, PGS.TS Phạm Bích San cũng đã trình bày một số kết quả đã nghiên cứu được trong thời gian qua và các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian đến.

Hội thảo đã được nghe tham luận khoa học của TS. Nguyễn Thị Sửu (Trưởng Ban Dân tộc) về “Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc, hệ thống chính sách dân tộc được thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế” đã nêu lên quan điểm của Đảng, Nhà nước về chính sách Dân tộc cũng như hệ thống các chính sách dân tộc đã và đang được triển khai trên địa bàn tỉnh; những vấn đề đặt ra đối với vùng đồng bào DTTS cần quan tâm từ nhiều giác độ. Để làm rõ những kết quả đạt được đối với các chính sách dân tộc, Th.S Lê Văn Minh đã trình bày tham luận về “Quá trình thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Thừa Thiên Huế: Hiện trạng và giải pháp đề xuất” đã làm rõ một bức tranh toàn cảnh về quá trình thực hiện chính sách dân tộc và hiệu quả mang lại của các chính sách đó. PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh (Đại học Khoa học Huế) trình bày tham luận “Phát triển kinh tế, xã hội vùng DTTS ở tỉnh Thừa Thiên Huế: Thành tựu và thách thức” đã nêu lên những thành tựu của phát triển kinh tế xã hội từ những năm 1990 cũng như các thách thức mà vùng DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay phải đối mặt đó là: Phát triển kinh tế còn nhiều thách thức; Quan hệ xã hội truyền thống bị suy giảm; Văn hóa truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một; Thiếu quy hoạch, thiếu tầm nhìn chiến lược trong công tác bảo tồn văn hóa truyền thống; Sự suy giảm về ngôn ngữ mẹ đẻ; Đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Bên cạnh đó, Hội thảo cũng đã được nghe các phát biểu, đóng góp cho Đề tài của các nhà Khoa học, các nhà quản lý. Các ý kiến đóng góp đều phân tích rõ thêm vấn đề xung đột dân tộc/tộc người và các chính sách cho dân tộc ở Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

Hội thảo đã phát hành Kỷ yếu với 15 bài nghiên cứu khoa học của các GS, TS đầu ngành về nghiên cứu dân tộc, chính sách dân tộc. Cùng với những phát biểu, tham luận tại Hội thảo được tổ chức tại Thành phố Huế, đây sẽ là những tài liệu có giá trị để phục vụ cho công tác nghiên cứu, hoạch định những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam trong thời gian tới./.

Th.S Nguyễn Văn Thục, Thư ký đề tài trình bày tổng quan

PGS.TS Phạm Bích San, Chủ nhiệm Đề tài phát biểu đề dẫn tại Hội thảo

TS. Nguyễn Thị Sửu, Trưởng ban Dân tộc trình bày tham luận tại Hội thảo

Th.S Lê Văn Minh, Trưởng phòng CSDT trình bày tham luận

Phương Ngọc
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập 1.468.998
Lượt truy cập hiện tại 1.324