Tìm kiếm tin tức
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 HUYỆN A LƯỚI
Ngày cập nhật 07/12/2020

Sáng ngày 04 tháng 12 năm 2020, huyện A Lưới đã tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện Dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và Tổng kết đánh giá việc thực hiện Đề án “Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống giai đoạn 2017-2020”. Đến dự Hội nghị có đồng chí Lê Văn Cường, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh và các đồng chí đại diện lãnh đạo phòng chuyên môn, bộ phận của Ban Dân tộc cùng tham dự.

Tại Hội nghị, Sau khi nghe đại diện UBND huyện A Lưới báo cáo tổng kết, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 và Đề án “Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống giai đoạn 2017 - 2020” trên địa bàn huyện. Qua 5 năm từ 2016-2020 về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (gọi tắt là Chương trình 135) đã trực tiếp đầu tư trên địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn, cụ thể: đã đầu tư trên 12 xã đặc biệt khó khăn, 2 xã biên giới và 6 thôn đặc biệt khó khăn của 3 xã trên địa bàn huyện. Nguồn lực đầu tư vẫn được tập trung lớn, với tổng số vốn kế hoạch trên 100 tỷ đồng, trong đó: Về đầu tư cơ sở hạ tầng: chiếm tỷ lệ 75% nguồn vốn cả tỉnh, tập trung đầu tư đường giao thông nông thôn, đường nội đồng, đặc biệt là đường vào khu sản xuất, nhà sinh hoạt cộng đồng, nước sinh hoạt, trường học và nhiều công trình khác, có thể nói đầu tư cơ sở hạ tầng đã làm thay đổi rõ bộ mặt nông thôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của huyện nhà; Về dự án phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo với số tiền đầu tư gần 20 tỷ đồng. Tập trung lớn nhất là dự án đàn bò theo tên gọi thương hiệu bò A Lưới, số lượng đàn hơn 900 con, ngoài ra còn đầu tư hàng trăm con lợn, dê, gia cầm…, và duy tu bão dưỡng các công trình xuống cấp, kết quả trong giai đoạn 2016-2020 đã có một số thôn hoàn thành Chương trình 135.

Qua kết quả cho thấy hiệu quả từ Chương trình 135 và các chính sách liên quan khác mang lại rất đáng khích lệ. Bộ mặt nông thôn miền núi huyện nhà thay đổi từng ngày, đời sống nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên từ mọi mặt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm một cách bền vững. Đội ngũ cán bộ xã, thôn, bản được nâng lên, cơ bản đáp ứng với thực trạng hiện nay của quá trình phát triển chung của cả nước.

Phát biểu chỉ đạo, phân tích, đánh giá và chia sẽ đối với Hội nghị. Đồng chí Lê Văn Cường đã đánh giá rất cao những kết quả mà Chương trình 135 và đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã mang lại cho huyện A Lưới thời gian vừa qua. Đồng thời, qua đó cũng đã phân tích đánh giá thêm những hạn chế, tồn tại của Chương trình, đề án và quá trình quản lý, chỉ đạo của huyện giai đoạn 2016 2020.

Cũng tại Hội nghị, Đồng chí Lê Văn Cường cũng nêu lên định hướng trong thời gian đến, huyện A Lưới cần thực hiện một số nội dung như sau:

1) Làm tốt và tích cực phối hợp xây dựng Đề án để thực hiện Nghị quyết 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội khóa XIV về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân, duy trì và phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh vùng biên giới.

2) Chăm lo bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển bền vững của huyện trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường tự nhiên và bảo vệ vững chắc an ninh - quốc phòng;

3) Quan tâm chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo giảm nghèo bền vững, người dân được hưởng các nhu cầu thiết yếu về văn hóa, giáo dục, y tế,….

4) Tiếp tục quan tâm đến việc duy tu bảo dưỡng, bảo vệ các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở đã được đầu tư xây dựng trên địa bàn các xã biên giới, miền núi để đảm bảo hiệu quả tối đa của công trình;

6) Xây dựng hệ thống chuỗi giá trị hàng hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo người dân sản xuất ra sản phẩm phải có nơi bao tiêu hàng hóa, tăng giá trị thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau.

7) Chú trọng Đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động, qua đó tạo công ăn việc làm cho những đối tượng được đào tạo, đảm bảo mục tiêu kép đó là vừa có việc làm tăng thu nhập, vừa thay đổi nhận thức cho thanh niên.

8) Khơi dậy tiềm năng khởi nghiệp tại vùng dân tộc thiểu số huyện nhà, đặc biệt là “Khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa”, tận dụng những giá trị đặt sắc sẵn có của đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng những ý tưởng đổi mới nhằm tăng thu nhập thực tế, tạo công ăn việc làm cho người dân.

Hội nghị cũng đã trao tặng nhiều giấy khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong thực hiện Chương trình 135 và Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của huyện A Lưới.

Một số hình ảnh tại Hội nghị

Anh Tuấn (B)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập 1.468.998
Lượt truy cập hiện tại 858